những kiến thức tối thiểu cho người bắt đầu với cây guitar cổ điển đây:
TƯ THẾ NGỒI ĐÀN
a Tập cổ điển
1. Ngồi sát mép ghế và ghế hơi xoay sao cho mép ghế bên phải hơi lùi ra phía sau để chân phải được thoải mái khi dang rộng .Không nên dùng ghế sa lông có đệm dày dễ bị tê chân khi ngồi lâu. Nên dùng nghế cứng hoặc nếu có điều kiện dùng nghế chuyên dụng để chơi đàn (có lớp đệm mỏng và điểu chỉnh được độ cao) thì tuyệt vời nhất. Lưng thẳng đứng.Tư thế ngồi này không chỉ áp dụng cho việc tập đàn mà còn dùng cho tất cả các việc khác cần ngồi lâu. Tư thế ngồi này bảo vệ cột sống và đảm bảo máu lưu thông tốt ở phần chân nên không bị tê chân khi ngồi lâu.
2. Chân phải dang rộng, chân trái đặt lên kê chân (Eng:footrests - loại chuyên dùng có thể điều chỉnh được độ cao) và hướng thẳng ra phía trước.Đặt đàn lên đùi trái sao cho phần eo đàn ôm khít vào đùi. Mặt đàn nghiêng một chút so với phương thẳng đứng (khoảng 20 o – 30 o ) đảm bảo mắt có thể nhìn rõ được cả 6 dây.
3. Nữ giới có thể vắt chân phải qua đùi trái rồi đặt lên kê chân. Đàn đặt lên đùi phải.
4. Đỉnh của phần cong nhỏ của thân đàn trùng vào giữa ngực.
5. Phần đầu cần cao ngang tầm mắt, tối thiểu phải cao ngang vai. Có thể xác định cụ thể độ cao của đầu cần bằng cách khi quay đầu sang trái thì mắt sẽ nhìn thấy cái khóa đàn ở giữa (khóa dây 5). Độ cao của đầu cần phụ thuộc vào độ cao của kê chân và nó có ảnh hưởng quan trọng đến tư thế đúng của tay trái.
b Tập nhạc nhẹ (đệm ) có thể ôm đàn thoải mái hơn: kê lên đùi phải và 2 chân tự do miễn là đàn được giữ chắc chắn và mắt kiểm soát được 6 dây.Nhưng mới người mới học cũng nên ngồi theo tư thế tập cổ điển vì tư thế đó thuận lợi nhất cho hoạt động của hai tay.
4. TAY PHẢI
1. TƯ THẾ
- Tỳ dưới khuỷu tay vào giao điểm giữa mép
trên thùng đàn và đường thẳng chạy theo ngựa
sao cho bàn tay nằm lọt trong phạm vi lỗ thoát âm.
- Sẽ sử dụng 4 ngón cái-trỏ-giữa-áp út lần
lượt ký hiệu là p-i-m-a (viết tắt từ tiếng Tây ban nha
p = pulgar, i = índice ,m = medio, a = anular .
Ngón p còn gọi là ngón lớn, i-m-a là các ngón nhỏ.
- Bàn tay khum tròn như đang nắm quả bóng
nhỏ. Các ngón i m a khép gọn lại với nhau một
cách nhẹ nhàng và các đầu ngón tay nằm trên 1
đường thẳng, ngón p đặt ở khớp đầu tiên của ngón i.
- Cổ tay:
Cách 1: cổ tay thả lỏng.
Cách 2: giữ cho đường trục bàn tay
(chạy qua ngón m) thẳng với cẳng tay.
2 cách để bàn tay này sẽ liên quan đến
cách mài móng tay. Các đầu ngón chụm
lại thẳng hàng với nhau, khi cần dùng ngón nào thì thò ngón
đó ra và lại cho về vị trí cũ sau khi dùng xong.
- Vị trí chuẩn của bàn tay phải khi gảy là khu vực nửa về
phía ngựa của lỗ thoát âm. Khi đạt đến trình độ nhất định,
trong khi đàn một bài bạn có thể thay đổi vị trí gảy về phía
sát ngựa hoặc về phía cuối cần để tạo ra các âm với âm sắc
khác nhau.
2. KỸ THUẬT GẢY
Để gảy ra 1 tiếng đàn luôn phải đảm bảo 2 bước: đặt - bật
- Đặt: dùng khớp trong cùng của ngón tay đưa ngón tay đặt lên dây cần gảy sao cho dây đàn nằm lọt vào khe giữa móng tay và đầu ngón tay sau khi để dây lướt nhẹ qua phần thịt của đầu ngón tay để tránh tạo tạp âm do dây đàn đang rung chạm vào móng tay. Nếu chưa có móng thì dây đàn nằm giữa đầu ngón tay.Trước khi đặt lên dây, hãy để ngón tay ở tư thế thật mềm mại, tự nhiên.
- Bật: dùng khớp thứ 2 (tính từ đầu ngón) kéo dây theo phương song song với mặt đàn (tức là về phía dây gần nhất) rồi tuột ngón tay ra ngoài. Đó là cách gảy móc dây (tirando-esp).Nếu kéo dây hơi xiên vào phía trong thùng đàn rồi tuột ngón tay ra khỏi dây để ngón tay nằm trên dây gần nhất thì ta đã thực hiện cách gảy ép dây (apoyando-esp). Trong giai đoạn đầu nên chỉ tập móc dây cho khá thuần thục rồi hãy tập ép dây. Bạn nên bắt đầu tập ép dây khi tập bài “etude I (allegro)-Giuliani” hoặc trước khi tập bài Romance II . Các nghệ sỹ ghi-ta hiện đại hầu hết không sử dụng ép dây.
Ở công đoạn kéo dây, phần lớn các bậc thầy đều dạy dùng khớp thứ 2 như trên đã trình bày.Nhưng về mặt cơ học, trong trường hợp này cánh tay đòn càng ngắn càng có lợi về lực và thời gian nên dùng khớp đầu tiên thì tốt hơn. Có thể thấy những trong trực tế khá nhiều ví dụ tương tự: trẻ em lúc mới tập viết luôn cầm bút thật ngắn (sát ngòi bút), cầm đũa càng dài thì gắp thức ăn càng khó, ...Tôi thì dùng cả 2 cách tuỳ từng trường hợp và lời khuyên với người mới học đàn: cứ thử cả 2 cách rồi chọn cách dễ hơn và vừa ý hơn với mình Khi thử cả 2 cách bạn sẽ nhận thấy âm thanh phát ra của 2 cách gảy đó khác nhau.Tuy nhiên khi dùng khớp đầu tiên để kéo thì khớp thứ 2 vẫn tham gia vào bước đặt. Nói cách khác, bước bật chỉ ngoắc đầu ngón tay giống hệt động tác “gãi” khi bị ngứa nên có người trêu người đang tập đàn là “ngồi gãi dây đàn”.
- Đặc biệt lưu ý:
*quãng đường chuyển động của ngón tay khi bật càng ngắn càng tốt. Khi bật chỉ có ngón tay chuyển động, bàn tay giữ im không để bị giật theo các ngón khi bật.
* Khi gảy nhiều nốt liên tiếp hãy luôn dùng hai ngón gảy luôn phiên trừ trường hợp không còn lựa chọn khác như ngón p gảy liên tiếp các nốt ở bè trầm trong khi các ngón nhỏ gảy các nốt ở bè trên hoặchai nốt có trường độ dài trên 1 phách bạn thừa thời gian để lặp lại một ngón để tạo thuận lợi cho các ngón sau đó .
* ngón p và i để giao nhau ở khớp đầu tiên của ngón i để chúng không cản trở nhau khi p bật về phía dưới, i bật về phía trên, đồng thời còn có tác dụng hạn chế quãng đường chuyển động của nhau sao cho gọn nhất.
* Tuyệt đối không có chuyện ngón p chỉ để gảy trên các dây 4,5,6 các ngón i,m,a chỉ gảy các dây 3,2,1.
3. BÀI TẬP KHỞI ĐẦU CHO TAY PHẢI: GẢY DÂY BUÔNG
Yêu cầu:
1. Đảm bảo 2 bước đặt-bật khi gảy,vừa nhẩm vừa đàn theo: đặt a-đặt m-đặt i-đặt m-đặt a ....
2. Chậm và đều. Để tập “đều” bạn cố gắng đàn theo nhịp đập chân: đặt khi nhấc bàn chân lên - bật khi đập chân xuống hoặc đếm (theo giây đồng hồ là tốt nhất) i -m-i-m
1 2 3 4
Bạn có thể tập cảm giác “đều” bằng cách đập chân hoặc đếm theo nhịp giây đồng hồ vào bất cứ lúc nào bạn rảnh.
3. To, tuy phải bật mạnh cho to nhưng phải thật gọn và dứt khoát, quãng đường chuyển động của đầu ngón tay càng ngắn càng tốt, bàn tay giữ im, chỉ hai đốt ngoài của ngón đang gảy chuyển động.
4. Không đặt bất kỳ ngón nào lên mặt đàn hoặc bất kỳ vị trí nào khác, ngón sau khi gảy sẽ nằm ở ngoài dây, tuyệt đối không đặt trở lại dây vừa gảy nếu không gảy tiếp dây đó Chỉ đặt một ngón lên dây nào đó khi chuẩn bị gảy dây đó. Có thể đặt ngón p lên một trong các dây trầm với bài chỉ dùng các ngón nhỏ hoặc đặt một trong các ngón nhỏ lên dây không sử dụng đến với bài chỉ dùng ngón p.
5. Một mục tiêu rất quan trọng của bài tập này là bạn hãy cố gắng cảm nhận vị trí các dây đàn, tức là bạn đặt ngón tay đúng vào dây cần gảy mà không cần nhìn hoặc ít nhất là bạn nhìn vào dây đầu tiên rồi không cần nhìn khi gảy các dây tiếp theo. Bạn đừng quên là mắt bạn còn phải nhìn nốt trên bản nhạc nên bạn cần hạn chế đến mức tối thiểu thời gian nhìn để tìm các dây định gảy.
(có nhiểu ảnh minh họa nhưng mình không biết cách chèn)
(còn nữa)
+5 EXP
| Người cho điểm: HBK320 Lý do: Unknow Reason |