Đây là một cộc mốc quan trọng...
Chúc mừng Page đạt được 2000 Likes và ngày càng phát triển!!
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐÀN UKULELE VÀ CÁCH CHƠI ĐÀN UKULELE
Đầu tiên hãy chọn cho mình loại Ukulele phù hợp nhất trong 4 loại sau nhé!
1. Soprano Ukulele dài khoảng 21 inch (53 cm)
Đây là loại Ukulele nhỏ và phổ biến nhất với 12 đến 15 phím đàn. Các phím đàn Soprano khá hẹp, nằm sát nhau nên người chơi có bàn tay lớn sẽ không thích hợp với loại này. Ukulele được biết đến với âm thanh vui nhộn vì Soprano nhỏ, nên nó tạo âm thanh vang và sống động nhất. Thường được lên dây G C E A hoặc A D F# B.
2. Alto Ukulele(Concert) dài khoảng 23 inch (58 cm)
Cũng được gọi là Concert Ukulele với 15 đến 20 phím đàn. Có kích thước lớn hơn Soprano một chút. Các phím cũng xa hơn và độ căng lớn hơn. Vì là loại Ukulele kích thước lớn nên âm thanh đầy hơn và vang hơn. Nếu bạn có bàn tay lớn, thì Alto Ukulele sẽ thích hợp hơn Soprano. Thường được lên dây G C E A.
3. Tenor Ukulele dài khoảng 26 inch (66 cm)
Là loại Ukulele lớn có âm thanh đầy hơn Soprano và Alto và có ít nhất 15 phím đàn. Vì có nhiều phím đàn nên nó có nhiều nốt cao hơn. Rất thích hợp cho các buổi biểu diễn trên sân khấu. Thường được lên dây G C E A.
4. Baritone Ukulele dài khoảng 30 inch (76 cm)
Là loại lớn nhất trong các loại Ukulele, tạo âm thanh tròn và đầy nhất. Nó có hơn 19 phím nên thích hơp chơi nhạc Blue. Nếu bạn muốn nghe âm thanh rõ nét, vui vẻ thì đây là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Baritone thường được lên dây D G B E..
Bước tiếp theo, hãy tìm hiểu cấu trúc của đàn Ukulele :
Head - Đầu đàn: là nơi đặt bộ chỉnh đàn.
Tuning adjusters - Bộ chỉnh: gồm 4 khóa đàn được quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh dây.
Neck (fretboard) - Cần đàn: nơi đặt phím đàn và là nơi bạn chơi hợp âm và các nốt nhạc.
Frets - Phím đàn: là khoảng trống được chia bởi miếng kim loại hay gỗ mỏng trên cần đàn.
Body - Thân đàn: là nơi âm thanh tạo tiếng vang và có lỗ thoát âm ở giữa.
Saddle và Bridge - Lưng và Ngựa đàn: là nơi giữ dây đàn.
Nếu đã chọn được loại đàn phù hợp với mình và hiểu các bộ phận của đàn Ukulele, thì bây giờ bạn đã sẵn sàng để chơi chưa?
1. Giữ Ukulele đúng cách:
Nếu bạn đang ngồi, không nên quá siết chặt đàn với phần dạ dày và đùi trên. Giữ đàn một cách thoải mái, không nên đặt quá nhiều lực lên cơ thể. Nếu bạn thuận tay phải, đặt ngón tay cái bên tay trái lên phía sau cần đàn để các ngón tay khác chơi hợp âm và thay đổi phím dễ dàng, sử dụng tay phải để gảy dây đàn. Nên cắt móng tay khi chơi để tránh va chạm dây và làm khuyết cần bàn phím.
2. Lên dây đàn Ukulele:
Bạn có thể sử dụng Tuner hay dụng cụ lên dây khác để chỉnh dây đàn. Là chính xá khi chúng chỉ G C E A, tức là 4 dây G – Sol, C – Do, E – Mi, A – La. Giữ Ukulele đúng cách và nhìn vào 4 dây. Dây gần bạn nhất là G, dây xa nhất là A.
3. Tìm hiểu các hợp âm
Hợp âm là sự kết hợp các nốt. Thật tốt nếu bạn biết cách học mỗi hợp âm trong 1 biểu đồ hợp âm, nhưng học Ukulele sẽ nhanh và thú vị hơn nếu bạn chơi một bài hát. Hãy chọn một bài hát đơn giản để bắt đầu nhé !
4. Kỹ thuật Strumming
Thư giãn bàn tay và trượt ngón tay lên, xuống các dây. Có nhiều các strumming cho bạn chọn thông qua các bài hát. Dể thực hành bạn có thể bắt đầu với phương pháp gảy dây xuống, xuống, xuống, xuống và lên, lên, lên, lên.
5. Học hỏi từ những người chơi khác
Xem cách chơi Ukulele của những người chuyên nghiệp. Điều này giúp bạn học được nhiều phương pháp chơi thậm chí bạn có thể sáng tạo nhiều ý tưởng mới.
6. Chơi Ukulele từ trái tim của bạn
Âm thanh từ ukulele tiếp thêm tinh thần cho bạn. Hãy chơi với cảm xúc, đặt trái tim và truyền đạt cảm xúc của bạn qua âm nhạc bạn nhé !
https://www.facebook.com/pages/T%E1%...35038466541649 https://www.facebook.com/pages/T%E1%...=photos_stream
Những điều cần lưu ý cho người mới bắt đầu học Guitar
1. Tự học bao giờ cũng phải theo đúng phương pháp mà sách hay các Video Clip đã hướng dẫn chỉ dạy.
2. Đừng học vội vàng, đừng thấy dễ mà tập sơ qua.
3. Đừng cho bài học nào là khó cả.
4. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng ở lời chỉ dẫn để có kết quả tốt đẹp.
5. Phải biết ép mình vào khuôn khổ học tập, lúc nào học lý thuyết, lúc nào thực hành.
_Nếu bạn học đàn với một thầy giáo, bạn sẽ không gặp khó khăn gì, đặc biệt vì thầy giáo sẽ hướng dẫn các bài học và bài tập vào những thời điểm thích hợp, và khi cần sẽ buộc bạn quay lại với những bài đã học khi cảm thấy có những điểm bạn bỏ sót hoặc chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên nếu bạn tự học, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ vừa của một thầy giáo vừa của một học viên.
_Trước hết, quan trọng nhất là đừng tìm cách học quá nhanh. Việc bạn có thể đọc được nhanh những bài học không khó không có nghĩa bạn đã sẳn sàng cho những bài khó hơn. Việc tập các bài dễ cho nhuần nhuyễn rất có ích cho bạn khi tập các bài khó về sau này.
_ Phải xây dựng một nền tảng căn bản cần thiết. Việc chuyển nhanh qua các bài khó mà không có nền tảng vững chắc sẽ làm cho bạn thất vọng khi gặp khó khăn (điều này luôn xảy ra) và cho rằng mình không có khả năng. Đừng ngại tốn thời gian luyện những bài tập nhiều lần cho đến khi người thầy cảm thấy hài lòng về người học viên trong bạn! Một giáo trình không thể tập nhanh hơn trong một khoảng thời gian tối thiểu nhất định được.
_Kế tiếp hãy cố gắng cẩn thận với các minh hoạ và hướng dẫn về thế tay. Thường thì người thầy phải mất nhiều lần để chỉnh thế sai của bàn tay, và đây là điểm sai sót hay gặp đối với người tự học. Ngay từ đầu có thể bạn sẽ không quen với những thế này nhưng đó là những thế tay đã được định ra sau hàng thế kỷ kinh nghiệm của nhiều bậc thầy, các thế này tạo cho tay bạn sự khéo léo, thuận tiện và nhanh nhẹn cần thiết.
_Thế sai của bàn tay ở các bài đầu sẽ tạo khó khăn cho bạn khi học những bài khó hơn, và sẽ rất khó điều chỉnh khi những sai sót ấy trở thành thói quen cố tật rồi!
_Một điều quan trọng nữa là hãy dành một thời gian cho việc tập đàn thường xuyên mỗi ngày một cách kiên trì. Cũng giống như tập thể dục, bạn sẽ đạt thành công nếu cố gắng tích cực luyện tập đều đặn, thay vì chỉ tập khi nào mình thấy thích!
_Người thầy có thể lập đi lập lại một yêu cầu, trong khi sách tự học chỉ đề cập đến các kỹ thuật, bài học, bài tập một lần mà thôi. Bạn phải chịu khó hết sức đọc đi đọc lại những phần quan trọng nhiều lần. Tự học có thể đạt kết quả rất đáng ngạc nhiên, nhưng bạn phải hết sức kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong vai trò vừa là thầy vừa là học viên của mình!
*** Cần thiết phải biết nhạc lý _ Nhiều bạn có ý nghĩ khác!!! _Cần thiết phải biết nhạc lý. Khó chấp nhận việc tự luyện mà không cần thị tấu trước. Thứ nhất bạn phải có khả năng đọc và hiểu một bản nhạc trước khi tập để có thêm hứng thú. Thứ hai, bạn sẽ có thêm hứng thú là đã có thể đọc và hiểu nhanh những hợp tuyển, sưu tập như bạn đọc một quyển sách.
_Những tay đàn Guitar thường là những người giỏi bất chợt, chỉ đạt ở 1 trình độ nhất định, đọc nốt nhạc kém & Ko quan tâm và chú trọng đến kiến thức về nền tảng cơ bản nhạc lý so với những người chơi các nhạc cụ khác. Họ thường có khuynh hướng học những bản nhạc theo từng ô nhịp một, cố gắng nhớ khi chơi đàn. Nếu tránh được khuyết điểm này, bạn có thể tiến bộ nhanh hơn về lâu dài và có khả năng trở thành một người chơi Guitar hoàn hảo!
*** Hai quy tắc cần nhớ:
1. Tập nhịp chân & Học đếm phách khi bạn đang đánh nốt hoặc quạt chả.
2. Liên tục nhìn vào bản nhạc ( một khi đã thuộc và nhớ các nốt trên cần đàn ) Không nhìn vào bàn tay trái và phải của mình
*Học Thuộc bản nhạc
Khi tập đàn, bạn cần phải có khả năng nhìn bản nhạc và đánh đàn. Tuy nhiên để chơi một bản nhạc một cách chính xác và tin tưởng như khi biểu diễn, cần phải học thuộc lòng. Thuộc lòng giúp bạn nhìn bàn tay trái và kiểm soát các ngón tay cho chúng đứng thẳng trên phím. Nó cũng giúp tránh được sự phân tâm giữa bản nhạc và nhạc cụ.
*Khi nào cần học thuộc?
_Vì nhớ một bản nhạc giúp người đàn chơi dễ dàng nên nhiều người rơi vào bẫy này bằng cách học thuộc ngay khi mới bắt đầu tập. Chẳng hạn, lần đầu tiên xem bản nhạc, họ bắt đầu học nhịp và nốt của một hoặc hai ô nhịp rồi tập bàn tay trái cho đến khi thạo. Sau đó lại thêm vài ô nhịp kế tiếp. Sự tai hại ở đây gấp tăng lên đôi.
** Thứ nhất không nắm được toàn bộ bản nhạc để biết tính liên tục từ đoạn này đến đoạn kia ra sau. Thứ hai, phần nhạc bị bỏ qua nhanh đến nỗi không hình dung được bản nhạc, vì thế các nốt trở nên vô nghĩa và người học cách này không thể trở lại với phần nhạc khi đột nhiên bị ngắt quãng. Lúc đó bản nhạc như hoàn toàn mới.
_Vì thế, học chơi bản nhạc từ lúc khởi đầu cho đến lúc chấm dứt, với các ngón tay hoàn toàn chính xác và chơi một cách liên tục dù chậm trước khi thuộc nó.
*Học thuộc bằng cách nào?
_Cách thuộc an toàn nhất là không chỉ thuộc ngón nào phải làm gì và các mẫu mực và hình dạng trên cần đàn mà còn phải hình dung được bản nhạc. Điều này chỉ khó đối với những người bắt đầu học vì lúc ấy bản nhạc tự nó chỉ có một chút ý nghĩa thôi. Sự hình thành một thói quen tốt trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sau.
_Sau đay là những đề nghị.
1. Cho là bạn đã chơi bản nhạc này nhiều lần, hãy bắt đầu chơi bản nhạc và thử xem bạn có thể chơi trong bao lâu mà không cần nhìn vào bản nhạc.
2. Khi bị ngưng giữa chừng, phải tìm ra chỗ bạn bị ngưng, và không chơi thử xem bạn có nhận ra thêm được một vài ô nhịp nữa không.
3. Để nhạc sang một bên , bạn bắt đầu đàn lại và để ý xem bạn có tiến bộ thêm được bao nhiêu. Nếu lại bị ngừng, bạn tiếp thục theo cách ấy. Nhớ rằng vừa đàn vừa nhìn bản nhạc không giúp bạn thuộc được bản nhạc.
http://www.youtube.com/watch?v=Kea5kUJKv9Q http://www.youtube.com/watch?v=N_3Pe...D02AgubZIVY00E http://www.youtube.com/watch?v=C3cJZtr0hKo http://www.youtube.com/watch?v=f-6Sy...D02jbYmGEIayD8 http://www.youtube.com/watch?v=qsKQc...D02hP31VR7eRp4 http://www.youtube.com/watch?v=B2Bv3...Da0Nm8sNia-59R http://www.youtube.com/watch?v=DdflSAxLso8 http://www.youtube.com/watch?v=dBrV3...D02DVrP8LB_Kbs+5 EXP